Thật sai lầm nếu quan niệm rằng khoái cảm tình dục chỉ tồn tại ở một vùng duy nhất và thất vọng nếu bạn không tìm ra.
Điểm G không phải là tất cả
Trước hết, cần phải nói rằng điểm G có tồn tại ở phụ nữ hay không vẫn là điều cần bàn cãi. Điểm G thường được truyền miệng là một vị trí đặc biệt trên cơ thể người phụ nữ, có tác động mạnh mẽ đến khoái cảm. Điểm G do một nhà tình dục học người Đức có tên Grafenberg "phát minh" từ hơn nửa thế kỷ trước, là một vùng nhỏ nằm ở khoảng giữa lỗ âm đạo và tử cung bên trong, ở thành trước âm đạo. Bình thường, vùng này chỉ nhỏ bằng hạt đậu, khi có kích thích phồng to lên cỡ hạt dẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà tình dục học cho rằng điểm G chỉ là tưởng tượng. Đến nay vẫn chưa biết ai đúng ai sai nhưng có lẽ đây là sản phẩm của sự tưởng tượng nhiều hơn. Trong các sách giáo khoa giải phẫu học hay sản phụ khoa không thấy đề cập đến điểm G.
Bên cạnh những lời đồn rằng điểm G như là một cái đích bất biến trên con đường đi đến cao trào của phụ nữ. Khi được chạm đến, họ sẽ không kiềm chế được và khẽ rên lên vì sung sướng. Thực tế vẫn có những cá biệt là một số phụ nữ sẽ không cảm thấy gì ở vùng G và thậm chí một số khác còn cảm thấy hơi nhột khi bị kích thích tại điểm này. Cũng chẳng có gì bất bình thường nếu chị em không phát hiện được cảm giác nào đặc biệt ở vùng G của mình. Với một số người dù kích thích đúng điểm họ vẫn không thấy cực khoái. Vì ngoài điểm G còn có điểm A, điểm U… nằm đâu đó trong âm đạo. Với họ,điểm G không phải là tất cả. Vậy mới thêm khái niệm là “vùng G”, tức là biên độ tìm kiếm được nới rộng hơn. Khi được kích thích những điểm như tai, gáy, núm vú, rốn, cộng với những lời ân ái yêu thương… cũng khiến phụ nữ có những khoái cảm dâng trào. Lúc này điểm G đã chia sẻ nhiệm vụ của mình với những điểm A hoặc U kia. Khám phá ra những vùng khoái cảm phụ thuộc vào kinh nghiệm, độ nhạy cảm và cả sự tận tụy của đàn ông.
Những điểm nhạy cảm gây kích thích
Ngoài điểm G truyền thống, trên cơ thể nàng còn có nhiều điểm cực kỳ nhạy cảm khác mà không phải anh chàng nào cũng biết. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự phối hợp kích thích những “điểm G” này trong khúc dạo đầu nóng bỏng và khi lâm trận sẽ mang lại nhiều cảm giác tuyệt vời cho nàng, cũng như sự thăng hoa, viên mãn cho cả hai.
Môi: Đôi môi là bộ phận siêu nhạy cảm, điều này giải thích lý do tại sao một nụ hôn khóa môi hoàn hảo có thể cho cảm giác sung sướng tuyệt vời.
Vành tai: Chạm, hôn và thậm chí cắn nhẹ vào vành tai chắc chắn bạn sẽ làm đối tác vui sướng. Khu vực này nhẹ nhàng, mềm mại và cũng rất nhạy cảm. Đây là vùng hầu hết phụ nữ thích người đàn ông của mình tác động,
Dái tai: Hãy chạm khẽ, hôn và thậm chí cắn nhẹ vào dái tai nàng. Đây là một cử chỉ vô cùng nhẹ nhàng song lại đặc biệt nhạy cảm để nàng có thể cảm nhận được hơi thở của bạn.
Gáy: Mơn man vùng gáy của cô ấy và đặt lên đó những nụ hôn là cách hiệu quả giúp tăng cường kích thích. Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của việc vuốt ve hoặc hôn lên những lọn tóc cũng như đôi vai trần của nàng.
Cổ: là một điểm nóng bỏng và cực kỳ nhạy cảm của cơ thể do tập trung tất cả các mạch máu, đây cũng là vị trí dễ bị tổn thương nhất, vì vậy hãy nhờ chàng vuốt ve nhẹ nhàng, mềm mại và có thể sử dụng những cái vuốt dài.
Bầu ngực: Khi chàng vuốt ve núi đôi của bạn, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra chất Oxytocin – còn gọi là Hoocmon tình yêu khiến bạn cảm thấy kích thích và sung sướng, điều này đã được giáo sư - tiến sỹ Beverly Whipple của Đại học Rutgers khẳng định.
Và còn rất nhiều những "điểm G" khác trên cơ thể nàng.
Tóm lại, ân ái là một hoạt động rất cần thiết để duy trì cuộc sống hôn nhân và gắn kết giữa 2 cá thể có "dòng điện" trái dấu là nam và nữ. Con người, do sự phát triển hoàn hảo của trí não, đã biến việc duy trì nòi giống thành những khoái cảm mang lại nhiều cảm xúc trong cuộc đời. Những người yêu nhau,chỉ nên tìm kiếm một điểm, đó là L - love, nghĩa là tình yêu! Có tình yêu dẫn đường, cả hai sẽ luôn cảm thấy tràn trề hạnh phúc mà không phụ thuộc vào việc đi tìm điểm G. Chăm chút điểm L này, phải xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi cả hai cùng phải cố gắng.
Phương Nghi t/h / Báo Gia đình & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét