Thời gian gần đây, mỗi ngày Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2-3 ca nghi ngờ nhiễm MERS-CoV, chủ yếu đi về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay bệnh viện chưa ghi nhận ca bệnh nào. Một nửa số ca nghi ngờ có kết quả dương tính với cúm.
Tính đến ngày 18.6, Hàn Quốc ghi nhận thêm 8 ca mắc mới và 1 trường hợp tử vong do MERS-CoV. Như vậy, từ ngày 20.5 đến nay, nước này đã ghi nhận 162 trường hợp mắc, 19 trường hợp tử vong vì loại virus nguy hiểm này.
Trước tình hình này, ngày 18.6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – 1 trong 3 bệnh viện ở khu vực phía Bắc được phân công điều trị những bệnh nhân MERS-CoV đầu tiên. Bộ trưởng cũng đã làm việc với UBND TP Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên nhân hàng đầu khiến dịch lan rộng tại Hàn Quốc là sự thiếu nhận thức của cán bộ y tế, cộng động và tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện. Từ ca đầu tiên, bệnh lây nhiễm sang cán bộ y tế, người nhà, người bệnh khác trong bệnh viện. Đến hôm nay Hàn Quốc đã có 23 ca tử vong. Vì vậy, mục tiêu quan trọng là phải chống nhiễm khuẩn.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
“Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là nơi điều trị chính, nếu có ca bệnh thì chuyển ngay sang cơ sở 2 cách ly. Trang thiết bị y tế và bác sĩ xuống cơ sở 2 cũng cần phải được cách ly, tránh lây lan”, Bộ trưởng Tiến yêu cầu.
Với Hà Nội, Bộ trưởng lưu ý, đây là nơi có rất nhiều người Hàn Quốc ở và công tác. Vì vậy, công tác truyền thông phối hợp cùng các biện pháp ngăn chặn dịch từ cửa khẩu, cộng đồng, cơ sở y tế rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cách ly trong bệnh viện cũng hết sức quan trọng. Dịch sởi đầu năm 2014 là một bài học, cách ly không tốt dẫn đến lây chéo. Dịch SARS cũng ghi nhận từ người đầu tiên mang mầm bệnh từ nước ngoài về và lây lan trong bệnh viện. Vì vậy, nếu có ca bệnh ban đầu, Hà Nội chỉ tập trung vào một điểm là Bệnh viện Bắc Thăng Long, không nên để lây rộng ra nhiều bệnh viện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá cao công tác phòng chống MERS của Hà Nội và lưu ý thành phố có phương án cụ thể, chặt chẽ hơn từ cách ly tại gia đình, cộng đồng cho đến cơ sở y tế đối với bệnh nhân (nếu có).
GS Nguyễn Thanh Long cho biết, dù Việt Nam chưa có dịch nhưng Bộ Y tế cảnh báo để phòng ngừa dịch xâm nhập, phải theo dõi, giám sát chặt chẽ khả năng biến đổi về gen, khả năng lây truyền của MERS-CoV.
Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên hạn chế đến các vùng có dịch, áp dụng các biện pháp đề phòng thông thường như: Rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang. Khi hắt hơi, sổ mũi phải có che chắn để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Đặc biệt, khi có bất kỳ triệu chứng sốt, ho, khó thở và nếu người đó đi từ vùng có dịch thì phải đến ngay cơ sở y tế. Người dân cần phải hợp tác với cán bộ y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Với Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý, đây là nơi có rất nhiều người Hàn Quốc ở và công tác. Vì vậy, công tác truyền thông phối hợp cùng các biện pháp ngăn chặn dịch từ cửa khẩu, cộng đồng, cơ sở y tế rất quan trọng.
Trong buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã bố trí 2 phòng riêng biệt bên ngoài khu khám bệnh để tiếp nhận những trường hợp đến khám do nghi ngờ nhiễm Mers. Bệnh viện cũng yêu cầu tất cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám phải đeo khẩu trang.
“Đặc biệt, thời gian gần đây, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận 2-3 ca nghi ngờ nhiễm Mers, chủ yếu đi về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận ca bệnh nào. Một nửa số ca nghi ngờ có kết quả dương tính với cúm”, ông Kính thông tin.
Hiện tại, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế; đào tạo chỉ đạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn; tăng cường công tác truyền thông cho cán bộ nhân viên bệnh viện cũng như gia đình người nhà bệnh nhân về bệnh dịch, đường lây truyền, các cách phòng chống cũng như theo khuyến cáo và thông tin tình hình về dịch của Bộ Y tế.
“Bệnh viện cũng đã lên chương trình tập huấn cho bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là các cửa khẩu. Bên cạnh đó bệnh viện thường xuyên thực hiện hoạt động khử trùng môi trường, khử khuẩn không khí, xử lý chất thải bệnh viện…”, ông Kính cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét