Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

7 lưu ý về sức khỏe năm 2010

7 lưu ý về sức khỏe năm 2010Bệnh viêm đại tràng Năm 2009, một năm vất vả của ngành y tế, nổi cộm là phải đương đầu với đại dịch cúm A/H1N1 và tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tràn lan. Năm 2010 cần lưu ý những vấn đề sức khỏe nào?

Chọn lựa thực phẩm kỹ lưỡng hơn sẽ làm giảm những trường hợp ngộ độc thực phẩm - Ảnh: wikimedia.org

Sốt xuất huyết: Đến hẹn lại lên!

Công tác phòng bệnh sốt xuất huyết mà trọng tâm là công tác truyền thông đang đi lệch theo hướng giúp người dân gia tăng kiến thức, thay vì làm người dân thay đổi hành vi về phòng chống sốt xuất huyết (chỉ khi nào cộng đồng chịu thay đổi hành vi theo hướng tích cực phòng tránh sốt xuất huyết thì tỉ lệ mắc bệnh mới giảm). Do vậy, dự báo cho rằng vào mùa mưa năm 2010 dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam và ĐBSCL.

HIV/AIDS: Vượt quá khả năng quản lý

Theo dự đoán, năm 2010 số người có HIV/AIDS ở châu Á khoảng 10 triệu, gấp đôi con số hiện nay. Tính đến ngày 30-9-2009, ở Việt Nam có 156.307 người có HIV, sang năm con số này sẽ khoảng 300.000 người. Riêng TP.HCM sẽ có khoảng 100.000 người có HIV (chiếm 1/3 số người nhiễm trong cả nước).

Hiện nay HIV đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng, biểu hiện ở số phụ nữ mang thai và thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự bị phát hiện có HIV không ngừng gia tăng. Tiếc thay những hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thời gian gần đây bị chìm lắng, chưa tương xứng với quy mô và tầm vóc cần phải có. Do vậy, không khó dự đoán về tình hình nhiễm HIV trong năm 2010.

Ngộ độc thực phẩm: Chuyển từ ngộ độc tập thể sang ngộ độc riêng lẻ

Hầu như có tất cả chủng loại thực phẩm có tên trong danh sách mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Chưa bao giờ sức khỏe người dân - người tiêu dùng bị đe dọa một cách rõ ràng như vậy, trong khi các ngành chức năng đang loay hoay chờ một cơ chế phù hợp. Hiện nay có năm bộ cùng quản lý ATVSTP, có lẽ vì vậy có sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.

Sự đánh động công luận chỉ can thiệp được vào bề nổi của tảng băng ATVSTP, còn phần chìm của tảng băng phải được can thiệp bằng những chế tài, bằng luật pháp. Trước tình hình mất ATVSTP và sự can thiệp yếu ớt từ những cơ quan chức năng, người dân phải tự cứu mình bằng cách lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng hơn, nhờ vậy sẽ làm giảm những trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể trong năm 2010. Nhưng cái gốc, phần chìm của tảng băng ATVSTP, chưa được giải quyết nên các ca ngộ độc thức ăn riêng lẻ sẽ gia tăng và ngộ độc thực phẩm mãn tính sẽ phát triển do tích lũy các độc tố có trong thực phẩm ăn vào hằng ngày.

Thực phẩm chức năng: Tiếp tục lên ngôi

Thực phẩm chức năng đang và sẽ được các nhà phân phối quảng cáo như những thần dược chữa được những bệnh rất khó như tim mạch, xơ gan, ung thư, làm tăng bản lĩnh đàn ông... Người tiêu dùng đang thiếu thông tin về các loại thực phẩm chức năng nên dễ dàng bị quảng cáo đánh bại, bỏ tiền mua những thứ không có giá trị như mong muốn.

Thật ra chỉ một số ít thực phẩm chức năng có vai trò hỗ trợ điều trị một số bệnh, còn lại vai trò của chúng như thế nào thì chưa được kiểm chứng. Cho nên cần cân nhắc, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mua một loại thực phẩm chức năng bất kỳ.

Các bệnh tim mạch, đái tháo đường: Tiếp tục đà gia tăng

Thống kê cho thấy trong 10 năm qua ở TP.HCM, số người mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường (những bệnh nhà giàu) liên tục gia tăng. Do thay đổi lối sống, thói quen ăn uống của một bộ phận dân cư - những người có đời sống kinh tế khá giả ở đô thị và các thành phố lớn - đã dẫn tới tình trạng trên. Trong khi đó chưa có một chương trình can thiệp nhằm làm giảm những hành vi, thói quen có hại và xây dựng những hành vi có lợi cho bệnh tim mạch và tiểu đường. Do vậy, không khó khi đưa ra dự báo các bệnh tim mạch và tiểu đường sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2010.

Các bệnh do thiếu nước sạch: Tăng về số lượng và mức độ

Tình trạng mặn xâm nhập của nước biển vào sông ngòi, kênh rạch một cách bất thường ở các tỉnh ĐBSCL báo hiệu việc khan hiếm nước ngọt sẽ xảy ra trầm trọng vào mùa nắng. Ở TP.HCM, nhiều nơi vẫn chưa được cung cấp đủ nước sạch để dùng. Tình trạng khan hiếm nước ngọt cho sinh hoạt sẽ làm phát sinh những bệnh sinh ra do nước như đau mắt đỏ, ghẻ ngứa, tiêu chảy...

Sữa và thuốc chữa bệnh: Tiếp tục đà tăng giá

Lý luận mà các công ty sữa đưa ra để tăng giá là do tỉ giá USD/VND gia tăng và lạm phát. Lý luận này cũng sẽ được áp dụng để các nhà nhập khẩu và phân phối tăng giá các loại thuốc ngoại nhập, nhất là những thuốc đặc trị.

TTO_BS TRẦN HOÀI NHÂN

Bạn cần đọc
>> Tôi bị huyết áp cao có dùng được hoạt huyết dưỡng não không
>> Tôi hay bị đau đầu vậy hiện tựng này có được coi là di chứng của bệnh thần kinh không

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét